Ngày càng có nhiều người muốn tự tay vào bếp làm những chiếc bánh trung thu để gửi tặng người thân nhân dịp Rằm Tháng Tám. Nhưng sau khi làm thường gặp những lỗi phổ biến như: bánh trung thu nướng bị nứt, bánh bị mất nét, bánh nướng bị tách vỏ và nhân… Hãy cùng Thảo Làn Foods tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của các lỗi này nhé.
Vì sao bánh trung thu nướng bị nứt?
Bánh trung thu nướng bị nứt là tình trạng thường xuyên xảy ra với những ai mới lần đầu tự làm bánh trung thu tại nhà. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Trộn bột làm vỏ bánh quá khô, trộn bột sai tỷ lệ. Hoặc bột chưa có thời gian nghỉ đủ, bột chưa nở đều, chưa có độ đàn hồi.
- Nướng bánh trung thu nhân chà bông Thảo Làn quá lâu, không kiểm soát thời gian chặt chẽ. Dẫn đến bánh bị khô và nứt vỏ.
- Quét lớp trứng gà lên vỏ bánh quá dày, quét khi bánh còn nóng, ẩm cũng là nguyên nhân làm bánh trung thu nướng bị nứt.
Bánh trung thu bị nứt sau khi nướng
Cách khắc phục bánh trung thu bị nứt sau khi nướng
Khi bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng bánh trung thu bị nứt sau khi nướng. Hãy khắc phục bằng những cách sau đây để có được những chiếc bánh trung thu thơm ngon mà vẫn đẹp mắt nhé:
- Lưu ý chọn loại bột ngon để làm được bánh trung thu thơm, mềm như ý nhất. Bạn hãy trộn bột theo tỷ lệ và làm theo hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo bột được nhào kỹ, có thời gian nghỉ hợp lý.
- Quét một lớp trứng gà mỏng lên vỏ bánh, nên dùng dụng cụ chuyên dụng để không làm vỏ bánh bị nứt.
- Hãy kiểm tra bánh đã bớt nóng, không còn quá ẩm thì mới quét trứng gà lên bề mặt bánh.
- Kiểm soát nhiệt độ nướng bánh phù hợp với trọng lượng bánh, tỷ lệ nhân bánh và loại lò nướng bạn dùng. Với mỗi loại lò nướng khác nhau sẽ cần thời gian và nhiệt độ nướng bánh khác nhau. Bạn nên để ý yếu tố này để tránh bánh trung thu nướng bị nứt nhé.
Cách khắc phục để bánh nướng không bị nứt
Các lỗi thường gặp khác khi làm bánh trung thu nướng
Ngoài tình trạng bánh trung thu nướng bị nứt thì khi tự làm bánh trung thu tại nhà, bạn cũng sẽ thường gặp những vấn đề sau:
1. Bánh nướng bị tươm dầu
Đây là tình trạng thường xuyên gặp với bánh trung thu nướng sau 1-2 ngày. Nguyên nhân là do phần nhân tươm dầu và thấm ra ngoài vỏ bánh.
Vậy nên để khắc phục tình trạng này, khi sên nhân thập cẩm chà bông gà hay nhân ngọt, bạn cần sên thật kỹ. Nếu dầu bắt đầu tươm ra, bạn nên thấm bớt lượng dầu và cho nhỏ lửa và đảo đều tay. Đảm bảo cho phần nhân bánh được khô ráo vừa phải, khi đó sẽ không gặp tình trạng bánh nướng bị tươm dầu nữa.
Xem thêm: Nguyên liệu làm bánh trung thu và các dụng cụ cần chuẩn bị
2. Bánh trung thu bị phồng sau khi nướng
Nguyên nhân của hiện tượng này cũng đến từ phần nhân bánh chưa được sên kỹ. Nhân sẽ nở phồng lên trong quá trình nướng bánh và làm bánh trung thu nướng cũng bị phồng vỏ lên.
Nguyên nhân thứ hai cũng có thể do bạn để nhiệt độ nướng quá cao. Khiến lớp vỏ bên ngoài chín và nở to hơn phần vỏ bên trong chưa kịp nở và đàn hồi. Vì thế để bánh trung thu nướng được đẹp mắt, bánh nở đều, thơm ngon. Bạn cần lưu ý công đoạn sên nhân bánh và kiểm soát nhiệt độ nướng bánh cho phù hợp nhé.
3. Bánh trung thu bị tách vỏ và nhân
Bánh trung thu bị tách vỏ với nhân
Lý do khiến bánh trung thu bị tách vỏ và nhân là do bạn bọc vỏ với nhân chưa kỹ, hai phần chưa dính kết chặt với nhau. Hoặc một nguyên nhân nữa đến từ phần nhân bánh của bạn quá khô hoặc bị tươm dầu. Nó không có khả năng gắn kết với lớp vỏ, nên khi nướng bánh xong sẽ tách rời với lớp vỏ.
Tình trạng này làm chiếc bánh trung thu của bạn khi cắt ra sẽ không được đẹp mắt, nhìn mất thẩm mỹ, vụng về. Không thể mang những chiếc bánh trung thu nướng như vậy đi tặng người thân, bạn bè. Nên bạn hãy làm thật kỹ công đoạn chuẩn bị nhân bánh và làm đúng theo hướng dẫn. Để đảm bảo có phần nhân đạt chuẩn, từ đó có được thành quả chiếc bánh trung thu thơm ngon, đẹp mắt nhất.
4. Bánh nướng xong không rõ nét
Ngoài tình trạng bánh trung thu bị nứt, thì việc bánh bị mất nét sau khi nướng cũng làm mất tính thẩm mỹ của những chiếc bánh trung thu. Tình trạng này xảy ra do bạn trộn bột làm vỏ bánh quá lâu, bột bắt đầu có độ đàn hồi và sẽ tiếp tục nở trong quá trình nướng bánh. Khiến bánh bị mất nét, mặc dù lúc đóng khuôn vẫn ra nét rất đẹp.
Do đó để tránh không làm mất đi hình dạng, đường nét sau khi nướng bánh thì trong công đoạn trộn bột, bạn chỉ cần nhào bột vừa đủ. Sao cho các nguyên liệu hòa quyện đều với nhau là được, không cần nhào bột quá kỹ.
Ngoài ra, bạn cũng chỉ cần quét một lớp trứng gà vừa đủ lên mặt bánh. Quét nhiều quá cũng sẽ làm mất khi những đường nét tinh tế, khiến bánh trung thu không còn được đẹp mắt.
Vậy là bạn đã biết được nguyên nhân của tình trạng bánh trung thu nướng bị nứt và cách khắc phục để có được những chiếc bánh thơm ngon mà vẫn đẹp mắt. Chúc các bạn sẽ thành công làm được những mẻ bánh trung thu ưng ý để gửi tặng người thân nhé.